CÁC NGUYÊN TẮC AN TOÀN CHUNG KHI LÀM VIỆC VỚI LPG

I.  CÁC ĐẶC TÍNH AN TOÀN CỦA LPG:

  •   LPG là một chất rất dễ cháy và có thể nổ khi hỗn hợp với không khí
  •   LPG ở thể khí hơi nặng hơn không khí, dòng khí LPG có thể lan xa, tiếp xúc với các nguồn lửa và lan ngược trở lại bồn hoặc chai chứa
  •   LPG có thể tụ lại trong không gian kín gây nguy cơ cao về nổ và độc
  •   Khi chứa trong các bình và bồn kín, LPG thường tồn tại ở dạng khí hóa lỏng, khi hấp thụ nhiệt từ bên ngoài (ánh nắng, nhiệt từ ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác) ,áp suất bên trong bồn hoặc chai sẽ tăng lên có thể gây nguy hiểm cho thiết bị và con người

 

II.  CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA LPG ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

 

•  Các ảnh hưởng của LPG lên hệ hô hấp

•  Ở nồng độ thấp dưới 0,1% khí LPG không phải là chất độc hại.

•  Ở nồng độ dưới 1% LPG không gây ra triệu chứng đặc biệt nào

•  Nồng độ LPG cho phép làm việc lâu dài là 0,25%

•  Nồng độ khí LPG trên 1% có thể gây ra choáng nhẹ sau vài phút, tuy nhiên không gây kích thích rõ rệt lên mũi và họng

•  LPG là chất gây ngạt. Nồng độ LPG quá cao có thể chiếm chỗ của Oxy trong không khí và gây ngạt. Sự thiếu oxy bắt đầu xảy ra khi nồng độ Oxy thấp hơn 18%.

•  Các triệu chứng khi thiếu oxy:

•  Từ 12 - 16%: thở gấp

•  từ 10 - 14%: cảm giác mệt mỏi bất thường, rối loạn cảm xúc

•  từ 6 - 10%: nôn ói và mất khả năng tự chủ

•  dưới 6%: co giật và suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong

•  Các ảnh hưởng của LPG lên da:

•  LPG thể khí không có ảnh hưởng lên da

•  LPG lỏng phun ra dưới áp suất có thể gây hiện tượng bỏng lạnh. Nếu bỏng nhẹ có thể gây tê cóng, đau nhói như kim châm và ngứa ở vùng da bị bỏng. Nếu bỏng nặng sẽ có cảm giác cháy rát, da bị bợt trắng hoặc có màu vàng. Vùng da bị bỏng bị phồng giộp và có thể bị hoại thư.

•  Các ảnh hưởng của LPG lên mắt:

•  LPG ở dạng hơi không gây cay mắt.

•  LPG lỏng bắn vào mắt có thể gây đóng băng tại mắt và gây mù

•  Các ảnh hưởng khác:

•  Người ta không ghi nhận được các ảnh hưởng khác, cụ thể LPG không gây ung thư, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và không ảnh hưởng đến thai nhi

 

III.  CÁCH XỬ LÝ CÁC TAI NẠN KHI TIẾP XÚC VỚI LPG:

•  Nếu có người bị choáng khi làm việc trong môi trường LPG:

  • Người vào cấp cứu phải mang đầy đủ mặt nạ phòng độc
  • Nhanh chóng đưa người bị nạn ra nơi thoáng khí
  • Thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân bị ngừng thở
  • Thông báo ngay cho nhân viên y tế

•  Nếu bị LPG lỏng phun vào da:

  • Nhanh chóng đưa người bị nạn ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên vùng da bị bỏng cho đến khi hết LPG. Cấm làm nóng, lau hay phun khí nóng lên vùng da bị bỏng
  • Nhẹ nhàng gỡ (hoặc cắt ) bỏ quần áo và quấn nhẹ quanh vùng bị bỏng bằng băng vải tiêt trùng
  • Đưa người bị nạn đến trạm y tế gần nhất

•  Nếu bị LPG lỏng phun vào mắt:

  • Nhanh chóng đưa người bị nạn ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên mắt cho đến khi hết LPG. Cấm làm nóng, lau mắt.
  • Băng cả hai mắt bằng băng vải tiêt trùng
  • Đưa người bị nạn đến trạm y tế gần nhất

Copyright 2019 Masami Việt Nam. Design by QTS.